“Tôi từng gặp nhiều trường hợp những câu nói có ý tốt như “cố gắng lên đi”, “rồi sẽ ổn thôi”… lại khiến người bệnh cảm thấy bị xem nhẹ. Họ có thể thấy mình không được thấu hiểu, thậm chí cảm thấy cô đơn hơn”, bác sĩ Thức, chuyên gia điều trị rối loạn tâm thần thanh thiếu niên cho biết.

Đưa người bệnh tâm thần trở lại với cuộc sống bình thường
Từ một chàng sinh viên đẹp trai, ngoại hình sáu múi, hướng ngoại, yêu cuộc sống, C. (20 tuổi) đột nhiên trở thành một người hoàn toàn khác, tránh giao tiếp với gia đình và bạn bè, tưởng tượng ra rất nhiều mối nguy hiểm rình rập bản thân, từ đó trở nên thù địch, bạo lực với tất cả mọi người. Gia đình C. sốc khi anh được chẩn đoán mang bệnh tâm thần phân liệt.
Gia đình của C. đã vái tứ phương từ Nam ra Bắc, từ thuốc tây đến Tâm linh, thậm chí cả mê tín, tìm đến các chuyên gia hàng đầu ở Việt Nam về điều trị tâm thần, nhưng vô vọng, bệnh của C. không thuyên giảm, gia đình gần như tuyệt vọng rằng mình đã “mất” con khi không ít lần phải đưa con vào nhập viện tại bệnh viện tâm thần.
Khi nghe tin Bệnh viện FV mời bác sĩ Thức – một chuyên gia tâm thần học từ Hoa Kỳ về làm việc, gia đình đưa C. tới khám với hy vọng mong manh. Sau khi thăm khám, bác sĩ Thức đưa ra một báo cáo y khoa về triệu chứng lâm sàng, thể trạng và các thiên hướng chẩn đoán bệnh của C. cùng kế hoạch điều trị chi tiết: phối hợp dùng thuốc và trị liệu tâm lý đồng thời được theo dõi sức khỏe thể chất… Sau 1 năm điều trị, chàng trai đã ổn định sức khỏe tinh thần và thể chất, có thể quay lại với công việc và ổn định cuộc sống tình cảm.
“Mừng lắm, cả gia đình chúng tôi giống như được hồi sinh. Chúng tôi biết ơn Bệnh viện FV đã tìm ra bác sĩ Thức để con chúng tôi giờ đây 99% đã thành người có sức khỏe bình thường trở lại!”, mẹ của thanh niên xúc động chia sẻ.
Bác sĩ Thức cho biết mục tiêu điều trị rối loạn tâm thần là giúp bệnh nhân kiểm soát hành vi và hòa nhập xã hội, vì vậy cách điều trị chỉ bằng thuốc và cô lập bệnh nhân là không hiệu quả. “Sự phối hợp giữa bác sĩ, bệnh nhân, gia đình và xã hội mới là phương thức điều trị tối ưu”, bác sĩ Thức khẳng định.

Hành trình trở về quê hương của chuyên gia tâm thần từ Mỹ
BS. Phan Duy Thức tốt nghiệp Y khoa tại ĐH Texas Medical Branch (Mỹ) năm 2011. Anh hoàn thành chương trình Triple Board Residency tại Trung tâm Y khoa Mount Sinai, New York năm 2016, chuyên sâu về Nhi khoa, Tâm thần tổng quát và Tâm thần trẻ em & vị thành niên. Anh có Chứng nhận chuyên môn Tâm thần học tổng quát, Tâm thần học trẻ em và vị thành niên từ Hội đồng Chứng nhận Tâm thần học và Thần kinh học Hoa Kỳ.
Từng công tác tại văn phòng sức khỏe tâm thần York State, phụ trách chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh nhân tâm thần, bác sĩ Thức đã giúp hàng ngàn bệnh nhân vượt qua những giai đoạn căng thẳng và tổn thương tâm lý nghiêm trọng, tìm lại niềm vui sống và gặt hái những thành công.
Bác sĩ Thức cho biết, những chuyến về thăm Việt Nam khiến anh ngày càng thấy yêu và gắn bó hơn với mảnh đất hình chữ S. Và rồi cơ duyên tới khi Tổng giám đốc Bệnh viện FV, bác sĩ Jean-Marcel Guillon mời anh gia nhập đội ngũ chuyên gia của bệnh viện. Bác sĩ Thức cho biết, môi trường y khoa chuẩn quốc tế tạo cơ hội để anh đồng hành cùng bệnh nhân trong hành trình hồi phục sức khỏe tinh thần và đóng góp cho sự phát triển của lĩnh vực sức khỏe tâm thần Việt Nam.

Anh cho biết, TP.HCM – đô thị lớn với áp lực công việc cao, bệnh lý tâm thần vì thế cũng rất đa dạng. Trong đó, nhiều bệnh nhân trẻ bộc bạch với anh ý định tự sát. Cũng tại FV, lần đầu tiên anh điều trị cho bệnh nhân rối loạn đa nhân cách, vốn khá hiếm gặp tại nơi anh từng làm việc trước đây.
Phong cách chuyên nghiệp mà gần gũi, anh dành nhiều giờ, thậm chí nhiều buổi để lắng nghe chia sẻ của bệnh nhân, từ đó đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe tâm thần của họ và lên phương án điều trị. FV là bệnh viện đa khoa, việc điều trị được phối hợp đa chuyên khoa giữa các Khoa Tâm thần, Khoa Tâm lý Lâm sàng và các khoa như Dinh Dưỡng, Nội khoa nếu bệnh nhân có vấn đề sức khỏe liên quan hoặc sử dụng thuốc lâu dài.
Bác sĩ Thức chia sẻ, hành trình điều trị rối loạn tâm thần cần sự chung tay của cả bác sĩ và gia đình. Tuy nhiên, người thân thay vì cố gắng “giải quyết vấn đề”, hãy hiện diện, lắng nghe mà không phán xét, công nhận cảm xúc của họ, nhẹ nhàng khuyến khích họ tìm đến sự hỗ trợ chuyên môn để có hướng điều trị. Những hành động nhỏ nhưng chân thành có thể tạo ra sự thay đổi lớn.
Cũng không ít khi người bệnh không tự nhận ra mình có vấn đề tâm lý, cho đến khi tình trạng bệnh trở nên trầm trọng. Một số những dấu hiệu sau đây sẽ giúp bệnh nhân hay người trong gia đình sớm nhận diện vấn đề: Rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống, thường xuyên buồn bã, lo lắng hoặc cáu gắt, tránh giao tiếp với bạn bè hoặc gia đình, khó tập trung hoặc giảm hiệu suất học tập/làm việc; suy nghĩ tiêu cực, tuyệt vọng hoặc muốn tự làm hại bản thân…
“Nếu những triệu chứng này kéo dài hơn hai tuần hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, thì đã đến lúc cần được hỗ trợ. Càng can thiệp sớm thì hiệu quả điều trị càng cao”, bác sĩ Thức nhấn mạnh.
Bác sĩ Phan Duy Thức chuyên tư vấn và điều trị các rối loạn như: Rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn phổ tự kỷ (ASD), rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), rối loạn lưỡng cực, rối loạn giấc ngủ, Stress sau sang chấn (PTSD). Bạn đọc có thể đặt hẹn khám với bác sĩ Thức qua hotline: (028) 35 11 33 33 |