Một ngày đầu tháng 6/2020, anh C.P. (47 tuổi,) vẫn tập thể dục như thường lệ. Tập xong, anh chuẩn bị đi làm thì anh cảm thấy đau nhói trong lồng ngực. Mồ hôi vã ra như tắm. Và…anh gục ngã.
Mỗi sáng, anh C.P., giảng viên mỹ thuật người New Zealand đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh, thường dậy sớm tập thể dục trước khi đến lớp dạy học. Đối với anh việc tập luyện đã trở thành thói quen bởi anh ý thức được tầm quan trọng của sức khỏe. Một phần nữa, gia đình anh có bố và mẹ đều đã từng mắc các bệnh lý tim mạch nên anh thường cố gắng tập luyện nhiều hơn, và cường độ cao hơn bình thường vì anh nghĩ rằng tập luyện càng nhiều, tim anh sẽ càng khỏe.
Ngay sau khi gục ngã, anh C.P. được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện FV. Dựa vào các xét nghiệm, điện tim, các bác sĩ nhận định bệnh nhân có dấu hiệu điển hình của nhồi máu cơ tim. Khi thực hiện các biện pháp cấp cứu hồi sức, nhịp tim trở lại bình thường trong giây lát rồi lại ngưng tim. Tình trạng nguy hiểm lặp đi lặp lại đến 3 lần. Ê-kip cấp cứu trong ca trực của bác sĩ Hồ Châu Anh Thư và bác sĩ Nguyễn Thanh Bình đã làm mọi biện pháp như sốc điện, xoa bóp tim, truyền dịch,… để giúp bệnh nhân giành lại từng nhịp thở. Hơn 15 phút vật lộn với tử thần, sức khỏe anh Courtney Pratt mới dần dần ổn định, tuy nhiên vẫn cần sự trở giúp của máy thở và thuốc vận mạch.
Kết quả CT mạch vành cũng cho thấy bệnh nhân C.P. bị tắc nghẽn đoạn đầu của động mạch liên thất trước cần có sự can thiệp ngay lập tức. Không để lỡ thời gian vàng, ê-kip Can Thiệp Tim Mạch (Phòng Cathlab) dưới sự điều phối của bác sĩ Huỳnh Ngọc Long, Trưởng khoa Tim mạch, và bác sĩ Đỗ Thành Long nhanh chóng khởi động đưa bệnh nhân vào cứu chữa. “Vị trí tắc nghẽn rất hiểm yếu ngay đoạn đầu của động mạch liên thất trước. Đây được ví như cửa ngõ của nhiều mạch máu với lượng tải lên đến 80% máu đi cho trái tim. Nếu không can thiệp kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ đột tử rất cao”, bác sĩ Huỳnh Ngọc Long nhận định. Với kinh nghiệm chuyên môn hơn 20 năm trong ngành cùng sự phối hợp khéo léo của cả ê-kip, hai vị bác sĩ đã giúp bệnh nhân khai thông lòng mạch đồng thời đặt stent phủ thuốc nhằm giảm thiểu nguy cơ tái hẹp trong tương lai. Sau 20 phút can thiệp thành công, bệnh nhân được chuyển sang phòng hồi sức để các nhân viên điều dưỡng tiếp tục chăm sóc.
Vài ngày sau đó, sức khỏe anh C.P. dần dần hồi phục. Anh cho biết sức khỏe bản thân từ trước đến giờ rất tốt, lại chăm chỉ tập thể dục nên khá bất ngờ khi mắc phải bệnh lý về tim mạch. Anh băn khoăn, việc tập luyện thể thao với cường độ cao và liên tục có phải là nguyên nhân dẫn đến việc tim mạch bị suy yếu? Lý giải về trường hợp này, bác sĩ Huỳnh Ngọc Long cho biết: “Mọi hoạt động thể chất đều phải có liều lượng hợp lý. Tầm soát tim mạch định kỳ hàng năm – tốt nhất là 6 tháng một lần sẽ cung cấp cho chúng ta những lời khuyên chính xác về cường độ và tần suất vận động phù hợp với thể trạng sức khỏe, đặc biệt là những người có một trong các yếu tố nguy cơ như: mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, cholesterol cao, người có bệnh lý về tim mạch, gia đình có người từng bị các bệnh lý tim mạch…”.
Anh C.P. đã may mắn thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” khi được gia đình đưa đi cấp cứu kịp thời. Bên cạnh đó, không thể không kể đến sự phối hợp nhịp nhàng của các chuyên khoa tại Bệnh viện FV: khoa Cấp cứu, khoa Tim mạch và khoa Hồi sức Tích cực đã mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Có thể nói, trường hợp của anh C.P. là một điển hình mà những người trẻ tuổi cần lưu ý. Bất kỳ ai, ở độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh tim mạch. Vì những triệu chứng ban đầu của bệnh lý này rất mơ hồ, đôi khi chỉ là cơn đau ngực thoáng qua mà người bệnh không để ý.
Khoa Tim Mạch – Bệnh viện FV với trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, cùng đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm kinh nghiệm với sự dẫn dắt của Bác sĩ Trưởng khoa Huỳnh Ngọc Long – một trong ba bác sĩ đầu ngành về tim mạch tại Việt Nam với hơn 20 năm kinh nghiệm, điều trị thành công hơn 10,000 ca can thiệp, sẵn sàng cung cấp các dịch vụ chẩn đoán và điều trị tiên tiến trên phạm vi rộng, áp dụng phương thức điều trị toàn diện từ giai đoạn phòng ngừa, phát hiện sớm cho đến việc chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng tim.
Từ tháng 5-2018, Bệnh viện FV đưa vào hoạt động Trung tâm Can thiệp Tim mạch (Cathlab) với tổng số vốn đầu tư trên 1,6 triệu USD. Phòng Cathlab sở hữu hệ thống máy móc, công cụ hiện đại là “cánh tay đắc lực” giúp các bác sĩ chẩn đoán và cứu chữa kịp thời những ca bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch máu, phình động mạch, nhồi máu cơ tim, hở van tim…
Để đặt hẹn và tìm hiểu thông tin, vui lòng liên hệ: Khoa Tim Mạch : (028) 5411 3467 hoặc (028) 5411 3333 Máy nhánh: 1216 / 1165.