Bác sĩ Guillaume Orieux – Trưởng khoa Khoa Da Liễu Bệnh viện FV khuyến cáo bệnh nhân mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STDs) cần tầm soát để điều trị toàn diện cho bản thân và bạn tình để phòng tránh nguy cơ tái nhiễm cao.
Tưởng an toàn nhưng vẫn dính bệnh lậu
Nam thanh niên 20 tuổi, TP.HCM đi tiểu buốt, chảy mủ, đau dương vật suốt ba ngày. Anh đến Khoa Da Liễu, Bệnh viện FV khám, xét nghiệm phát hiện bị lậu. Trao đổi với bác sĩ, anh khẳng định một tháng qua chỉ quan hệ tình dục với một người, có sử dụng bao cao su.
Bác sĩ Orieux khám và tư vấn cho bệnh nhân về các bệnh STDs (Ảnh: FV)
Anh được chẩn đoán bị viêm niệu đạo, chảy mủ niệu đạo, tiểu buốt, dịch niệu đạo phát hiện có vi khuẩn lậu. Nguyên nhân có thể do đối tác bị lậu nên lây cho bệnh nhân trong lúc quan hệ đường miệng (oral sex).
Quan hệ tình dục không an toàn là một trong các con đường chủ yếu lây truyền bệnh xã hội. Các bệnh lây qua đường tình dục thường gặp: giang mai, herpes, lậu, chlamydia, HIV, nhiễm HPV. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính mỗi năm toàn cầu có khoảng 374 triệu ca nhiễm mới của 1 trong 4 bệnh lây truyền qua đường tình dục: chlamydia, lậu, giang mai và trichomonas. Ước tính có hơn 500 triệu người từ 15–49 tuổi bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục với vi-rút herpes simplex (HSV).
Nhiễm virus HPV là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh STDs (Ảnh: Shutterstock)
Thực tế cho thấy, người trẻ quan hệ tình dục sớm, không có biện pháp bảo vệ, hoặc chỉ dùng bao cao su khi xuất tinh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trong đó, bệnh lý nhiễm HPV khá thường gặp đối với các trường hợp tầm soát STDs tại Bệnh viện FV. Bác sĩ Guillaume Orieux – Trưởng khoa Khoa Da Liễu, Bệnh viện FV nhấn mạnh, đối với một số type vi-rút u nhú (HPV) nguy cơ cao, như 16, 18,… nếu không được điều trị, có nguy cơ tiến triển thành các dạng ung thư bộ phận sinh dục hoặc ung thư hậu môn. Nhiễm HPV có liên quan đến hơn 311.000 ca tử vong do ung thư cổ tử cung mỗi năm.
Cần tầm soát, điều trị toàn diện để tránh tái nhiễm
Để phòng và điều trị kịp thời các bệnh STDs, theo bác sĩ Guillaume Orieux, ngoài việc quan hệ tình dục an toàn, thì mọi người cần chú ý đi khám khi có các biểu hiện như có vết loét hoặc u cục ở bộ phận sinh dục, chảy dịch niệu đạo, đau bụng, ra khí hư đổi màu, có mùi… Một số trường hợp không thể xác định bệnh bằng mắt thường, bắt buộc phải làm xét nghiệm tại chỗ và xét nghiệm máu để tầm soát tất cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần, kể cả không có triệu chứng. Các cặp vợ chồng nên khám sức khỏe tiền hôn nhân để loại bỏ bất thường.
Bác sĩ Guillaume Orieux – Trưởng khoa Da liễu bệnh viện FV khuyên bệnh nhân tầm soát các bệnh STDs (Ảnh: FV)
Khoa Da liễu Bệnh viện FV điều trị theo đúng các tiêu chuẩn quốc tế, việc tầm soát được khuyến khích hàng đầu. Trong thực tế, không ít bệnh nhân khi tới khám bởi một triệu chứng nghi ngờ, nhờ tầm soát đã phát hiện ra những căn bệnh STDs khác. Chẳng hạn, có trường hợp bệnh nhân đến khám để điều trị mụn cóc quanh hậu môn, nhưng khi tầm soát các bệnh STDs thì phát hiện người này còn dương tính với HIV.
Ngoài ra, khi bệnh nhân tới khám và điều trị các bệnh STDs tại Bệnh viện FV, bác sĩ Orieux luôn đưa ra lời khuyên phối hợp khám, tầm soát cho cả bạn tình của bệnh nhân để điều trị cho cả hai nếu có, tránh nguy cơ tái nhiễm.
Những năm qua, gói tầm soát các bệnh STDs của Bệnh viện FV đã giúp phát hiện và điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân. Bệnh viện đảm bảo bảo mật thông tin, sử dụng trang thiết bị hiện đại, bệnh nhân được điều trị theo các liệu pháp mới nhất và toàn diện bởi đội ngũ y bác sĩ tận tình giàu kinh nghiệm.
Bác sĩ Guillaume Orieux khuyến cáo: Nên nâng cao ý thức chung thủy với một bạn tình, quan hệ tình dục an toàn. Nữ giới trong độ tuổi từ 9–26 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa, nên tiêm vắc-xin phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung. Vắc-xin phòng HPV có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm. Đây là những cách hiệu quả để phòng chống bệnh STDs.
Vui lòng gọi số (028) 54 11 33 33 để đăng ký tầm soát các bệnh STDs tại FV.