Chụp cắt lớp mạch máu

CHỤP CẮT LỚP MẠCH MÁU LÀ GÌ?

Chụp cắt lớp mạch máu điện toán, còn gọi là chụp cắt lớp mạch máu hay CTA, là kết hợp kỹ thuật cắt lớp thường quy với chụp mạch máu truyền thống để tạo ra những hình ảnh chi tiết các mạch máu trong cơ thể.

Trong chụp cắt lớp điện toán, các tia x và máy vi tính tại ra những hình ảnh cho thấy các phần cắt ngang, hay lát cắt của cơ thể bệnh nhân. Chụp mạch đòi hỏi phải tiêm chất cản quang vào một mạch lớn, thường ở chân bệnh nhân, để giúp nhìn thấy các mạch máu và dòng máu bên trong. Khi chất cản quang này được dùng để nhìn thấy các tĩnh mạch, thì khảo sát đó được gọi là tĩnh mạch đồ (venogram), và nó được dùng để nhìn thấy các động mạch, nó được gọi là động mạch đồ (arteriogram). Chụp cắt lớp mạch máu giống như chụp cắt lớp điện toán, nhưng có tiêm chất cản quang vào tĩnh mạch trước khi chụp. Vì chất cản quang được tiêm vào tĩnh mạch chứ không phải vào động mạch như cách chụp mạch máu truyền thống, nên chụp cắt lớp mạch máu có thể được xem là ít xâm lấn hơn.

BỆNH NHÂN NÊN CHUẨN BỊ NHƯ THẾ NÀO?

Bác sĩ có thể ra y lệnh chụp cắt lớp mạch máu để giúp chẩn đoán các động mạch bị hẹp hay tắc, mạch máu bị phình (phình mạch), huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc động mạch phổi, hay tình trạng khác của mạch máu.

Bệnh nhân có thể không thích hợp để chụp cắt lớp mạch máu nếu bệnh nhân:

  • Dị ứng với chất tương phản
  • Có bệnh thận
  • Bệnh tiểu đường nặng
  • Có thai, vì tác hại của tia bức xạ lên thai nhi
  • Sinh hiệu (huyết áp, mạch, nhịp thở, thân nhiệt) không ổn định

BỆNH NHÂN CÓ BỊ NGUY CƠ BIẾN CHỨNG KHÔNG?

Nguy cơ:

Chụp cắt lớp mạch máu là khảo sát dùng tia x, tia bức xạ sẽ đi xuyên qua cơ thể bệnh nhân. Dù tia bức xạ mỗi lần quét là nhỏ, nhưng nó có thể tích tụ và gây tổn thương tế bào theo thời gian nếu việc phơi nhiễm cứ lập lại.

Chất tương phản cũng mang ít nguy cơ gây dị ứng. Nếu bệnh nhân  biết mình bị dị ứng với chất tương phản hay chất nhuộm màu, hãy báo cho bác sĩ trước khi tiêm chất tương phản. Hơn nữa, dị ứng với i-ốt  hay nghêu sò (shellfish) có thể làm tăng nguy cơ dị ứng với chất tương phản. Nếu bệnh nhân dị ứng với i-ốt hay nghêu sò (shellfish), hãy báo cho bác sĩ biết trước khi làm khảo sát. Ở những bệnh nhân nhạy cảm, có thể dùng thuốc để làm giảm nguy cơ dị ứng trước khi cho chất cản quang.

Chất tương phản được đào thải qua thận và có thể gây tổn thương chức năng thận, nhất là khi thận đã có vấn đề. Hãy báo cho bác sĩ biết nếu có tổn thương chức năng thận. Trong trường hợp này, thuốc và dịch, gọi là bù nước đôi khi được cho trước khi tiêm chất tương phản để giảm ảnh hưởng của nó trên thận. Có thể phải thử máu để xác định chức năng thận trước khi chụp cắt lớp.

Biến chứng:

Biến chứng sớm nặng nề nhất là phản ứng dị ứng với chất tương phản. Phản ứng này thường xảy ra ngay tức thì và gồm có bừng mặt, ngứa, hay hiếm hơn, khó thở hay khó nuốt. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu có những triệu chứng này. Đôi khi chất tương phản rò rĩ ra vùng da gần chỗ tiêm. Nó có thể là đỏ da, phù sưng, hay đau. Chất tương phản cũng có thể gây tổn thương chức năng thận tùy theo liều lượng đã dùng và bệnh thận có sẵn.

BỆNH NHÂN NÊN CHUẨN BỊ NHƯ THẾ NÀO?

Bác sĩ  sẽ yêu cầu bệnh nhân  nhịn ăn và uống trong 4 tiếng trước khi khảo sát. Bệnh nhân có thể được phép tiếp tục dùng thuốc, để chắc chắn bệnh nhân nên hỏi bác sĩ trước khi khảo sát.

Trước khi thực hiện khảo sát, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thay áo choàng của bệnh viện và tháo tất cả các trang sức, vật kim loại khác có thể cản trở đến tia x.

XẢY RA ĐIỀU GÌ  TRONG LÚC CHỤP CẮT LỚP MẠCH MÁU?

Để chụp được hình ảnh tốt nhất, bệnh nhân cần nằm yên trên bàn chụp để được đẩy vào giàn đỡ, có hình dạng ống tròn chứa thiết bị quét. Máy êm và tương đối thoáng; chỉ có phần cơ thể cần kiểm tra nằm bên trong giàn đỡ. Một kỹ thuật viên hình ảnh y học điều khiển máy đứng ở phòng bên cạnh, họ sẽ giao tiếp với bạn qua một cái loa trong phòng chụp cắt lớp.

Trước khi chụp, một máy bơm tiêm sẽ tiêm chất tương phản vào tĩnh mạch ở tay hay bàn tay của bệnh nhân, với thời gian và tốc độ tiêm được kiểm soát tự động. Máy này có thể tiếp tục tiêm chất tương phản vào cơ thể bệnh nhân trong khi khảo sát. Chất này có thể làm bệnh nhân cảm thấy bừng mặt hay ấm, và đôi khi có thể gây ra khó chịu ở dạ dày

Khi máy khởi động, một ống phát tia x sẽ quay xung quanh giàn đỡ và phát ra một chùm tia x liều thấp xung quanh vùng cơ thể cần chụp của bệnh nhân. Lúc này, bệnh nhân phải nằm yên khi máy cắt lớp hoạt động. Kỹ thuật viên hình ảnh y học hoặc một giọng nói ghi âm sẵn có thể yêu cầu bệnh nhân nín thở trong 10 đến 25 giây mỗi lần, bởi vì ngay cả nhịp thở cũng làm mờ hình ảnh. Chùm tia này sẽ được đầu dò đặt đối  diện ống phát  tiếp nhận. Bộ phận tiếp nhận sẽ chuyển năng lượng tia x vào máy vi tính, máy vi tính sẽ chuyển những năng lượng đó thành hình ảnh  3 chiều. Các máy tính tinh vi cho phép bác sĩ chẩn đoán hình ảnh hoặc kỹ thuật viên hình ảnh y học tạo những hình ảnh từ những góc độ khác nhau.

Quá trình khảo sát mất khoảng 10- 20 phút để hoàn thành.

BỆNH NHÂN CÓ THỂ LÀM GÌ SAU KHI CHỤP CẮT LỚP MẠCH MÁU?

Không có hạn chế gì sau khi chụp cắt lớp mạch máu và bệnh nhân có thể sinh hoạt lại bình thường sau khi chụp.

Bệnh nhân nên uống nhiều nước sau khảo sát để việc thải chất cản quang được nhanh và bù mất nước.

KHI NÀO CÓ KẾT QUẢ?

Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ kiểm tra khảo sát này. Bác sĩ giới thiệu sẽ được thông báo ngay khi có những phát hiện đáng ngờ. Bệnh nhân sẽ nhận được bản tường trình chính thức vào ngày chụp hoặc trong vòng hai (02) ngày tùy thuộc yêu cầu chẩn đoán và lâm sang.

LÊN LỊCH KHẢO SÁT?

Để biết thêm thông tin và sắp xếp cuộc hẹn với bác sĩ, vui lòng liên lạc khoa chẩn đoán hình ảnh tại số (08) 54 11 34 00