Loãng xương – Hiểu rõ để điều trị đúng

Tổng quan về loãng xương

Loãng xương là gì?

Loãng xương là tình trạng xương suy yếu, khiến chúng trở nên mỏng manh và dễ gãy. Bệnh lí có xu hướng phát triển chậm trong nhiều năm và thường chỉ được chẩn đoán khi xảy ra sự cố ngã nhẹ hoặc tác động đột ngột gây gãy xương. Trên toàn thế giới có hơn 8,9 triệu ca gãy xương hàng năm, và cứ sau 3 giây có 1 trong 3 phụ nữ và 1 trong 5 nam giới trên 50 tuổi sẽ bị nứt gãy xương do loãng xương.

Tại Việt Nam, theo dữ liệu sơ bộ của Viện Dinh dưỡng, chứng loãng xương ảnh hưởng đến 1 trong 3 phụ nữ và 1 trong 8 đàn ông trên 50 tuổi. Ước tính có 2,5 triệu người mắc bệnh loãng xương và hơn 150.000 người bị nứt gãy xương do căn bệnh này.

Loãng xương gây ra các triệu chứng nào?

Bệnh lí loãng xương được đặc trưng bởi mật độ khoáng xương thấp và phá hủy mô xương, làm gia tăng nguy cơ gãy xương (2). Những bộ phận xương thường bị ảnh hưởng nhất bởi loãng xương bao gồm xương hông, cột sống và cổ tay (2). Loãng xương là một căn bệnh có khả năng tàn phá (3).  Gãy xương do loãng xương có thể gây đau đớn, tàn tật, mất tự chủ thậm chí là tử vong (1). Gãy xương cột sống có khả năng dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng và kéo dài như khuyết tật, đau đớn và gù lưng (3). Mặc dù mật độ khoáng xương thấp làm tăng nguy cơ gãy xương, nhưng hầu hết nguy cơ gãy xương xảy ra với phụ nữ mãn kinh và nam giới trung niên chỉ ở mức trung bình.

Trên thực tế, loãng xương thường bị bỏ sót và bệnh nhân cũng thường không tuân thủ điều trị bằng thuốc.1 Hầu hết chúng ta không nhận thức được nguy cơ nứt gãy xương của bản thân và cũng không được tiếp nhận tư vấn cũng như sàng lọc hay điều trị thích hợp ngay cả khi bị chấn thương xương tối thiểu.1 Việc ngăn ngừa gãy xương thứ phát không thành công chính là một trong những thiếu sót to lớn nhất trong thực hành liên quan đến bệnh lí này.

Những điều bạn nên biết:

Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của WHO

Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới về chứng loãng xương, thiếu xương và mật độ khoáng xương bình thường.

  • Yêu cầu bệnh nhân từ 70 tuổi trở lên tiếp nhận đo độ đậm xương bằng phương pháp đo độ hấp thu tia X bằng hai nguồn năng lượng (DXA) trong trường hợp họ chưa được xét nghiệm trước đây.
  • Sử dụng thang đo nguy cơ gãy xương để giúp bệnh nhân có nguy cơ cao hiểu được nguy cơ nứt gãy xương của mình cũng như thảo luận về các phương pháp điều trị.
  • Nhấn mạnh cho bệnh nhân hiểu tầm quan trọng của việc dùng thuốc trị loãng xương theo hướng dẫn để tối ưu hóa hiệu quả điều trị.
  • Đối với những bệnh nhân bị nứt gãy xương do chấn thương tối thiểu, bắt đầu điều trị loãng xương mà không cần chờ chụp DXA.

Phương pháp xác định đối tượng có nguy cơ cao:

➢ Đề nghị đo DXA để kiểm tra mật độ khoáng xương và sàng lọc loãng xương ở phụ nữ mãn kinh và nam giới > 50 tuổi:

  • Có chấn thương nứt gãy xương tối thiểu trước đó
  • Độ tuổi trên 70
  • Không thể thay đổi:
    • Tiền sử gia đình bị gãy xương do loãng xương
  • Có khả năng thay đổi:
    • Mãn kính sớm
    • Suy tuyến sinh dục
    • Té ngã nhiều lần
    • Bất động/ tình trạng ì
    • Trọng lượng cơ thể thấp hoặc khối lượng và sức mạnh của cơ bắp thấp
    • Khả năng thăng bằng kém
    • Lượng tiêu thụ protein hoặc canxi thấpHút thuốc
    • Rượu > 2 đơn vị tiêu chuẩn / ngày
    • Thiếu hụt Vitamin D
  • Tình trạng bệnh lí:
    • Viêm khớp dạng thấp
    • Cường giáp
    • Cường cận giáp
    • Bệnh thận / gan mãn tính
    • Kém hấp thu
    • Không dung nạp gluten
    • Đái tháo đường
    • U tủy xương
    • Ghép tạng hoặc ghép tủy
    • Nhiễm HIV
    • Trầm cảm
  • Thuốc (nguy cơ cao) :
    • Glucocorticoids (> 3 tháng với ≥ prednisolone 7.5 mg/ngày hoặc tương đương)
    • Thay thế hormone tuyến giáp dư thừa
    • Ức chế men Aromatase
    • Liệu pháp điều trị chống androgen
  • Thuốc (nguy cơ trung bình):
    • Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc trên Serotonin (SSRIs)
    • Thuốc chống loạn thần
    • Thiazolidinediones
    • Thuốc chống động kinh
    • Thuốc ức chế bơm proton (PPIs)

➢ Đề nghị những bệnh nhân bị giảm chiều cao ≥ 3 cm, có triệu chứng gù lưng hoặc đau lưng mới không giải thích được tiếp nhận chụp X-quang cột sống tiêu chuẩn.
➢ Sử dụng “Thang tính nguy cơ nứt gãy xương” (GRFC), tại https://www.garvan.org.au/promotions/bone-fracture-risk/calculator/, hoặc “Công cụ đánh giá nguy cơ gãy xương” (FRAX), tại https://www.sheffield.ac.uk/FRAX/ nhằm ước tính nguy cơ gãy xương

Bắt đầu dùng thuốc trị loãng xương như thế nào?

➢ Để điều trị gãy xương do chấn thương tối thiểu:

Gãy xương do chấn thương tối thiểu là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với nứt gãy xương trong tương laiGãy xương lần đầu làm tăng nguy cơ gãy xương lần thứ hai ít nhất 2 lần đối với nữ và 4 lần đối với nam

✧ Bắt đầu điều trị chứng loãng xương ở bệnh nhân bị gãy xương do chấn thương hông hoặc đốt sống tối thiểu mà không cần chờ kết quả quét DXA. Quét DXA có thể hữu ích để cung cấp mật độ khoáng xương cơ sở
✧ Đối với gãy xương do chấn thương tối thiểu ở vị trí khác, nếu chỉ số T của mật độ khoáng xương > – 1.5, chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa để loại trừ các nguyên nhân gãy xương khác và để được khuyến nghị điều trị.

➢ Điều trị cho bệnh nhân có nguy cơ cao:

Corticosteroid ức chế sự hình thành xương, giảm hấp thu canxi ở ruột và chức năng tuyến sinh dục, và tăng nguy cơ té ngã do bệnh lí cơ.Bệnh nhân uống hơn 7,5 mg prednisolone hoặc tương đương trong vòng 3-6 tháng đầu có nguy cơ nứt gãy xương đáng kể. Nguy cơ tiếp tục tăng ở mức thấp hơn khi tiếp tục sử dụng corticosteroid

✧ Bắt đầu điều trị loãng xương ở những bệnh nhân chưa bị gãy xương nhưng:

  • ≥ 70 tuổi với chỉ số T của mật độ khoáng xương ≤ – 2.5, HOẶC
  • Nguy cơ gãy xương cao trong 10 năm: gãy xương hông > 3%, gãy xương bất kì > 20%, hoặc chỉ số T ≤ – 2.5.

➢ Nhằm giảm tình trạng gãy xương trong tương lai:

Thuốc trị loãng xương:

LớpNên dùngChống chỉ địnhNhận xét
Bisphosphonate đường uốngPhòng ngừa và điều trị loãng xương sau mãn kinh và loãng xương do corticosteroid.Điều trị loãng xương ở nam giới.Đối tượng không thể ngồi thẳng trong vòng ít nhất 30 phút.Bị rối loạn thực quản hoặc rối loạn khả năng nuốt.

Không thể hoặc không muốn làm theo hướng dẫn sử dụng thuốc.

Có triệu chứng hạ canxi máu.

Có triệu chứng suy thận (ví dụ, CrCl <30 mL / phút).

Tác dụng phụ của GI: viêm thực quản, viêm dạ dày, khó nuốt, đau bụng, tiêu chảy, đau dạ dày, ợ nóng.Có khả năng gây ra tổn thương cơ xương khớp nghiêm trọng, hay tàn tật.

Thoái hóa xương hàm và gãy xương đùi không điển hình hiếm khi liên quan.

Đánh giá lại sự cần thiết của việc điều trị liên tục sau 5 năm ở những bệnh nhân dùng bisphosphonate

Tiếp tục điều trị nếu mật độ xương ≤ – 2,5, hoặc xảy ra trường hợp gãy xương mới.

Đánh giá lại nguy cơ gãy xương hàng năm của bệnh nhân và bắt đầu điều trị lại trong trường hợp có bằng chứng của tình trạng mất xương, đặc biệt là khi xảy ra  chấn thương khớp háng hoặc chấn thương tối thiểu

Liều dùng có thể được giữ an toàn trong quá trình nhập viện vì thuốc được tích lũy trong xương và hoạt động này vẫn tiếp tục ngay cả sau khi ngừng thuốc.

Đảm bảo đủ lượng canxi và vitamin D.

Hôi xương có thể xảy ra ở tối đa 12% bệnh nhân dùng IV bisphosphonate.

IV: Triệu chứng tương tự cúm cấp tính. Paracetamol có thể dùng để giảm triệu chứng.

Bisphosphonatetiêm tĩnh mạchBệnh nhân không dung nạp bisphosphonate đường uống do các vấn đề về tiêu hóa.Bệnh nhân không muốn làm theo hướng dẫn dùng thuốc bisphosphonate đường uống.

Khi có vấn đề về việc tuân thủ điều trị bằng bisphosphonate đường uống.

Bệnh nhân bị loãng xương do corticosteroid không thích hợp với bisphosphonate đường uống.

Có triệu chứng hạ canxi máu.Có triệu chứng suy thận (ví dụ, CrCl <30 mL / phút).

 

Canxi và vitamin DĐối tượng đang trong quá trình điều trị loãng xương thiếu hụt canxi trong chế độ ăn uống.Phòng ngừa gãy xương ở người già yếu và người già sống ở cơ sở từ thiện.

 

 

Canxi máu cao.Thận trọng với bệnh nhân suy thận.Khuyến nghị tổng lượng canxi nạp vào hàng ngày từ thực phẩm và chất bổ sung cho phụ nữ mãn kinh và cho nam giới ≥ 70 là 1300 mg3.– Canxi citrat 2.38 g (canxi nguyên tố 500mg)

– Canxi cacbonat  1,5 g (canxi nguyên tố 600 mg)

– Canxi citrate hấp thụ tốt hơn canxi cacbonat nếu độ pH trong dạ dày cao (ví dụ: sử dụng PPI)

Nhu cầu vitamin D nạp vào được khuyến nghị hàng ngày đối với đối tượng ≥ 70 là 800 đơn vị quốc tế; điều này có thể là từ ánh sáng mặt trời, chế độ ăn uống và/hoặc thuốc bổ sung.

Giáo dục bệnh nhân

  • Giải thích cho bệnh nhân về tầm quan trọng của việc dùng thuốc trị loãng xương theo chỉ dẫn và cách giảm thiểu tác dụng phụ.
  • Giải thích cho bệnh nhân về mức độ nghiêm trọng và biến chứng của gãy xương do chấn thương tối thiểu, đặc biệt là ở hông hoặc cột sống.
  • Khuyến khích bệnh nhân tập thể dục để cải thiện sức khỏe cơ xương và giảm nguy cơ té ngã và gãy xương. Giới thiệu họ đến vật lý trị liệu nếu cần thiết.
  • Giải thích cho bệnh nhân rằng họ có thể ngăn ngừa chứng loãng xương, té ngã và nứt gãy xương bằng cách hạn chế uống rượu, không hút thuốc, duy trì cân nặng khỏe mạnh, chế độ ăn uống đầy đủ và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời an toàn.
Tài liệu tham khảo

1. International Osteoporosis Foundation. Facts and Statistics – Osteoporosis incidence and burden. https://www.iofbonehealth.org/facts-statistics#category-14.

2. Qaseem A, Forciea MA, McLean RM, Denberg TD. Treatment of low bone density or osteoporosis to prevent fractures in men and women: a clinical practice guideline update from the American College of Physicians. Ann Intern Med 2017;166:818-39.

3. Australian Government, Department of Veteran’s Affairs. Stopping Osteoporotic fractures. June 2018

4. Royal Australian College of General Practitioners, Osteoporosis Australia. Osteoporosis risk assessment, diagnosis and management. Available at: https://www.racgp.org.au/download/Documents/Guidelines/Musculoskeletal/osteoporosis-algorithm.pdf

5. Johnell O and Kanis JA (2006) An estimate of the worldwide prevalence and disability associated with osteoporotic fractures. Osteoporos Int 17:1726.