Viêm tiểu phế quản

Viêm Tiểu Phế Quản

Bệnh viêm tiểu phế quản là gì?

Viêm tiểu phế quản là bệnh phổ biến ở trẻ em với phổi bị nhiễm khuẩn do virus. Bệnh viêm tiểu phế quản làm cho trẻ thở khò khè, khó thở, ho và kèm theo rối loạn ăn uống.

Bệnh viêm tiểu phế quản có lây nhiễm không?
  • Bệnh viêm tiểu phế quản là bệnh lây nhiễm,
  • Bệnh có thể lây lan qua hắt hơi và ho,
  • Bệnh cũng có thể lây khi tay chạm vào miệng hay mũi sau khi tiếp xúc với vi trùng gây bệnh.
Ai có nguy cơ mắc bệnh viêm tiểu phế quản?
  • Trẻ em dưới hai tuổi có thể bị viêm tiểu phế quản. Bệnh này phổ biến đối với trẻ dưới sáu tháng tuổi,
  • Trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc những đứa trẻ đi nhà trẻ dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn,
  • Bệnh lây nhiễm phổ biến nhất vào mùa mưa và mùa đông.

trẻ viêm tiểu phế quản

Triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là gì?

Những triệu chứng ban đầu thường giống như cảm lạnh: nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho nhẹ và sốt nhẹ trong 1 đến 2 ngày.  Sau đó, các triệu chứng này sẽ phố biến và tăng lên như:

  • Trẻ ho, thở nhanh và thở khò khè,
  • Cổ và ngực của trẻ có thể thấy rõ co kéo theo mỗi nhịp thở,

  • Trẻ có thể bị sốt từ 4 đến 5 ngày,
  • Trẻ bị khó thở sẽ rất mệt hoặc  bị thiếu nước,
  • Trẻ nôn mửa kèm với ho hay tiêu chảy (phân lỏng, đi cầu nhiều hơn bình thường).
Bạn có thể làm gì?

Về hô hấp:

  • Sử dụng bơm hút mũi để làm thông thoáng lỗ mũi. Nếu cần, nhỏ một đến hai giọt nước muối vào mỗi bên lỗ mũi,
  • Ẵm trẻ ở tư thế đứng nhiều hơn.

Về ăn uống:

  • Nếu nghẹt mũi, hút dịch mũi  trước khi cho trẻ ăn.
  • Trẻ có thể bú kém hơn. Cho trẻ bú lượng ít hơn nhưng chia làm nhiều lần hơn.
  • Nên bổ sung chất lỏng nhiều hơn bình thường,.
  • Trong khi bú, trẻ có thể cần ngưng nghỉ nhiều lần.

Tại nhà:

  • Nâng cao đầu giường,
  • Không hút thuốc xung quanh trẻ bị viêm tiểu phế quản.

Khi nào bạn nên liên hệ bác sĩ?

Chú ý xem cách thở của trẻ. Bạn nên liên hệ với bác sĩ khi phát hiện các dấu hiệu khó thở như:

  • Trẻ thở ngắn sau khi ho.
  • Trẻ không uống hoặc bú.
  • Trẻ ngủ nhiều hơn bình thường hoặc dễ ngủ trong lúc ăn.

  • Trẻ rất quấy, không thể ngủ, hoặc rất khó để giữ bình tĩnh.
  • Trẻ bị sốt.
  • Trẻ không đi tiểu trong vòng 6-8 tiếng hoặc bị khô miệng và môi.
  • Trẻ có thóp lõm.
Trường hợp khẩn cấp là gì?

Bạn phải đến khám bác sĩ trong thời gian nhanh nhất có thể nếu:

  • Trẻ thở rất khó hoặc rất nhanh.
  • Trẻ thở khò khè hoặc ngủ li bì.
  • Bụng và xương sườn của trẻ co kéo ở mỗi nhịp thở và phập phồng cánh mũi.
  • Da của trẻ xanh xao, nhợt nhạt hoặc môi trẻ tím tái.
  • Trẻ biểu hiện tức ngực khi thở

Điều trị viêm tiểu phế quản ra sao?

  • Bác sĩ sẽ cho điều trị thích hợp đối với trẻ.
  • Không khuyến khích dùng kháng sinh.
  • Cùng với việc dùng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ phun khí dung kết hợp với tập vật lý trị liệu. Nên phun khí dung kết hợp với tập vật lý trị liệu một hoặc nhiều lần trong một ngày và kéo dài từ ba đến năm ngày liên tục.

Không được cho trẻ phun khí dung mà không có y lệnh của bác sĩ.

trẻ viêm tiểu phé quản

Tại sao bác sĩ cho y lệnh tập vật lý trị liệu?

Điều trị vật lý trị liệu sẽ bắt đầu ngay khi có y lệnh, cùng với việc uống thuốc

Kỹ thuật viên vật lý trị liệu chuyên về điều trị hô hấp nhi sẽ làm thông thoáng đường hô hấp của trẻ bằng phương pháp dẫn lưu nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng khó thở và sự tăng số lượng đàm.

Tập vật lý trị liệu bảo đảm phục hồi nhanh hơn và phòng ngừa nhiễm trùng thứ phát. Để có hiệu quả phải tập vật lý trị liệu mỗi ngày.

Ngăn ngừa bệnh viêm tiểu phế quản bằng cách nào?
  • Cho trẻ bú sữa mẹ. Sữa mẹ giúp trẻ có sức đề kháng, và giúp ngăn ngừa được bệnh viêm tiểu phế quản

  • Tránh tiếp xúc với những người nhiễm bệnh.
  • Rửa sạch tay thường xuyên sau khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
  • Không được hút thuốc xung quanh trẻ mắc bệnh viêm tiểu phế quản.
  • Vệ sinh đồ chơi và những vật dụng của trẻ thường xuyên.

Đừng bao giờ cho trẻ uống bất cứ loại thuốc nào nếu không có y lệnh của bác sĩ, thậm chí là sirô để phun khí dung.