H. pylori là một xoắn khuẩn gây bệnh viLoại “xét nghiệm nhanh tại chỗ” này hiện đã thực hiện tại Bệnh viện FV.êm và loét dạ dày-tá tràng
13C-Urea Breath Test hay xét nghiệm Ure, là một xét nghiệm chẩn đoán nhanh, không xâm lấn được dùng để xác định tình trạng nhiễm H.pylori và xác định sự tiệt trừ H.pylori sau điều trị. Xét nghiệm này được thực hiện dựa vào khả năng chuyển hóa urê thành amoniac và cácbon đioxít của H.pylori.
CẦN CHUẨN BỊ GÌ CHO XÉT NGHIỆM H.PYLORI QUA HƠI THỞ?
C13 là một đồng vị không phóng xạ và không gây hại nên có thể sử dụng an toàn cho cả trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nhưng khuyến cáo không sử dụng cho:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Trẻ em dưới ba tuổi.
Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nhịn ăn uống trong 4 giờ trước khi xét nghiệm. Điều đó có nghĩa là:
- Không ăn hoặc uống;
- Không uống nước ngọt hoặc thậm chí là nước lọc;
- Không hút thuốc lá.
Bệnh nhân chỉ nên dùng các loại thuốc do bác sĩ chỉ định trong ngày thực hiện xét nghiệm. Trước khi xét nghiệm, bác sĩ sẽ yêu cầu ngưng sử dụng kháng sinh và các loại thuốc kháng axit sau mà có thể làm giảm lượng urê trong dạ dày:
- Kháng sinh – ít nhất 4 tuần trước khi xét nghiệm
- Chế phẩm từ Bismuth – ít nhất 2 tuần trước khi xét nghiệm (bismuth tripotassium dicitrate – Inbionetdesnol® hoặc Ducas®)
- Thuốc ức chế bơm proton – ít nhất 2 tuần trước khi xét nghiệm, như esomeprazol (Nexium®), omeprazole (Mepraz®, Losec®), pantoprazole (Pantoloc®), rabeprazol (Pariet®)
- Thuốc ức chế thụ thể histamine H2 – ít nhất 1 ngày trước khi xét nghiệm, như ranitidine (Zantac®, Ratidin®)
- Thuốc kháng axit – ít nhất 1 ngày trước khi xét nghiệm, như aluminium phosphate (Phosphalugel®), aluminium hydroxide + magnesium hydroxide (Maalox®), rebamipide (Mucosta®), sodium alginate + sodium bicarbonate + calcium carbonate (Gaviscon®), sodium hydrocarbonate (Natri Bicarbonat®).
ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH XÉT NGHIỆM?
Trong quá trình xét nghiệm:
- Điều dưỡng sẽ giải thích về thủ thuật và trả lời tất cả các câu hỏi được đặt ra;
- Thổi vào túi đựng mẫu thứ nhất;
- Sau đó, uống một viên thuốc có chứa ure gắn đồng vị không phóng xạ cácbon 13 (ure gắn C13) và nằm nghiêng bên trái trong vòng 5 phút;
- Sau đó, tiếp tục ngồi yên trong vòng 15 phút;
- Sau khi uống thuốc 20 phút, điều dưỡng sẽ lấy mẫu hơi thở lần nữa vào túi đựng mẫu thứ hai.
XÉT NGHIỆM HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
Nếu hiện diện trong môi trường dạ dày, H. pylori sẽ phân hủy ure có gắn cácbon thành cácbon đioxít (CO2) và amoniac. Khi đó 13CO2 có gắn đồng vị phóng xạ được thở ra từ phổi và có thể đo được trong hơi thở khi thở ra ngoài.
ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA SAU KHI XÉT NGHIỆM?
Sau khi xét nghiệm:
- Hai túi đựng mẫu hơi thở trước và sau khi dùng thuốc sẽ được mang đi phân tích;
- Có thể trở lại các hoạt động thường ngày;
- Có thể ăn uống bình thường, trừ khi có chỉ định xét nghiệm khác mà cần phải hạn chế ăn uống.
KẾT QUẢ VÀ ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?
- Kết quả xét nghiệm sẽ có ngay tức thì và được bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa thông báo. Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cũng là người sẽ quyết định phương pháp điều trị thích hợp nếu cần.